Giới thiệu Lịch_sử_thuyết_tương_đối_hẹp

Mặc dù Isaac Newton là người đặt nền tảng cho lý thuyết coi không gian và thời gian là tuyệt đối, ông cũng đứng trên nguyên lý tương đối của Galileo Galilei. Nó nói rằng mọi quan sát viên chuyển động đều tương đối với người khác thì sẽ quan sát thấy các định luật vật lý diễn ra như nhau. Trong suốt thế kỷ thứ 19 lý thuyết về ête đã được chấp nhận rộng rãi, hầu hết đều dựa trên quan điểm của James Clerk Maxwell. Theo Maxwell, 'mọi' hiện tượng quang học và điện từ đều lan truyền trong một môi trường gọi là ête. Do vậy dường như có thể xác định được chuyển động 'tuyệt đối' đối với ête và do vậy phủ nhận nguyên lý Galileo.

Do mọi thí nghiệm nhằm xác định sự tồn tại của ête đều thất bại đã đưa Hendrik Lorentz đi đến phát triển lý thuyết ête vào năm 1892, với cơ sỏ của lý thuyết này là sự bất động của ête và các phép biến đổi Lorentz. Dựa trên lý thuyết ête của Lorentz, năm 1905 Henri Poincaré đưa ra nguyên lý tương đối như là một định luật của tự nhiên, bao hàm cả điện từ và hấp dẫn. Cũng trong năm 1905, Albert Einstein công bố thuyết tương đối đặc biệt (SR) - ông đã giải thích lại một cách căn bản lý thuyết của Lorentz về Điện động lực bằng cách thay đổi các khái niệm không gian và thời gian đồng thời từ bỏ khái niệm ête. Điều này đã mở đường cho thuyết tương đối tổng quát sau này. Các đóng góp của Hermann Minkowski đã đặt nền tảng cho lý thuyết trường tương đối tính.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_thuyết_tương_đối_hẹp http://espace.library.uq.edu.au/view.php?pid=UQ:95... http://www.fourmilab.ch/etexts/einstein/E_mc2/www/ http://www.fourmilab.ch/etexts/einstein/specrel/ http://www.soso.ch/wissen/hist/SRT/E-1907.pdf http://www.datasync.com/~rsf1/crit/1908a.htm http://books.google.com/books?id=0Rtu8kCpvz4C&lpg=... http://www.jwdt.com/~paysan/mach.pdf http://www.mathpages.com/home/kmath305/kmath305.ht... http://www.mathpages.com/rr/s1-05/1-05.htm http://www.mathpages.com/rr/s3-06/3-06.htm